06:32 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Tạm thời chưa buộc tái xuất lúa mì nhiễm cỏ kế đồng

20:47 17/10/2018

(THPL) - Thông tin tại cuộc họp ngày 17/10 của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) với các bên liên quan về việc tái xuất lúa mì lẫn cỏ kế đồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cho biết, tạm thời chưa áp dụng hình thức tái xuất lúa mì nhiễm cỏ kế đồng từ ngày 1/11 như đã thông báo.

Theo báo Hải quan, tại cuộc họp do Cục Bảo vệ thực vật tổ chức với các bên liên quan, các nhà khoa học diễn ra sáng nay 17/10, tại Hà Nội, xung quanh câu chuyện từ ngày 1/11 tới, buộc tái xuất toàn bộ các lô lúa mỳ nhập khẩu có nhiễm có kế đồng, đông đảo doanh nghiệp lúa mỳ đều khẳng định, nếu áp dụng, quyết định này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Dù đưa ra những lập luận khác nhau, song nhìn chung, các doanh nghiệp đều kiến nghị Cục Bảo vệ thực vật xem xét, lùi thời gian áp dụng tái xuất, đồng thời nghiên cứu để có giải pháp phù hợp, giảm tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp.

lua-mi-1-1612
Tạm thời chưa áp dụng hình thức tái xuất lúa mì nhiễm cỏ kế đồng từ ngày 1/11. Ảnh minh họa

Ông Vương Gia Tuệ, Giám đốc Công ty Bột mỳ Thiết Lập cho biết: Từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm nay, khi phát hiện lô hàng lúa mỳ nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng, Cục Bảo vệ thưc vật đã làm việc với doanh nghiệp. 

Theo báo Đầu tư, đồng thời, doanh nghiệp cũng đề xuất kéo dài thêm thời gian 6 tháng trước khi thực hiện quy định về tạm nhập tái xuất lúa mì lẫn cỏ kế đồng để doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn cung hàng cũng như đàm phán đối với các đối tác nhập khẩu.

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Văn Liêm , Viện trưởng Viện Bảo vệ Thực vật (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) cho biết, các nước trên thế giới rất quan ngại đến các sinh vật ngoại lai, bởi chúng có thể gây thiệt hại rất lớn. Ở góc độ nhà khoa học, sinh vật ngoại lai có thể ảnh hưởng tới hàng chục triệu nông dân, đồng thời không loại trừ ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản. Việt Nam chưa nhiễm loại cỏ này là việc cực kỳ may mắn. Do đó, việc tái xuất, ngăn chặn không cho vào Việt Nam là việc phải làm.

Trước các ý kiến của các doanh nghiệp, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho rằng, cần hiểu rõ tái xuất là tái xuất, cấm là cấm, ngừng là ngừng chứ không đánh đồng 3 khái niệm này. Khẳng định lại lần nữa đây là vấn đề kiểm dịch thực vật chứ không phải vấn đề an toàn thực phẩm, ông Hoàng Trung nhấn mạnh, cho đến thời điểm này, Cục chưa có văn bản nào công bố cấm nhập khẩu hay tạm ngừng nhập khẩu lúa mì lẫn cỏ kế đồng.

Theo ông Hoàng Trung, việc tái xuất các lô lúa mì lẫn cỏ kế đồng chắc chắn tác động với doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì Việt, song chỉ là ngắn hạn và không phải là không có giải pháp. Bằng chứng khoa học về những tác hại do cỏ kế đồng gây ra đã rõ ràng. Cần phải nhìn toàn cục về hậu quả khôn lường khi cỏ kế đồng xâm nhiễm vào Việt Nam và việc này không thể  tính toán được bằng tiền bạc.

Trước kiến nghị lùi lại thời hạn tái xuất của các doanh nghiệp, ông Hoàng Trung cho biết, sẽ tạm thời chưa áp dụng hình thức tái xuất lúa mì lẫn cỏ kế đồng từ ngày 1/11, còn khi nào áp dụng biện pháp tái xuất hoặc các biện pháp khác thì sẽ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Với 3 thị trường nhập khẩu lúa mì lớn của Việt Nam là Mỹ, Nga và Canada, Cục sẽ đàm phán, bàn giải pháp để có thể đạt được phương án giải quyết phù hợp cho cả nước xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và cơ quan quản lý nhà nước. Nếu không đạt được thỏa thuận, Cục sẽ báo cáo Bộ để đưa ra những quyết định cuối cùng về tái xuất hay tạm ngừng nhập khẩu. Các doanh nghiệp cần chia sẻ và chuẩn bị kế hoạch việc tái xuất hoặc tạm ngừng. Nếu áp dụng hình thức tái xuất, Cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp ít nhất trước 1 tháng.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu