16:08 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Dự án BT chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM: Nhà đầu tư không đủ năng lực?

15:45 12/10/2018

(THPL) – Nhà đầu tư chưa đáp ứng đầu đủ năng lực, dự án “đội vốn” hơn 400 tỷ và “tự ý” thay đổi vật liệu… của dự án BT chống ngập 10.000 tỷ đó là những gì mà Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ trong văn bản gửi UBND TP. HCM.

Kiểm toán Nhà nước vừa có văn bản thông báo kết quả kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 (gọi tắt là Dự án BT chống ngập ở TP HCM).

Theo Kiểm toán Nhà nước, Dự án BT chống ngập ở TP HCM đã cơ bản chấp hành các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng và chế độ tài chính - kế toán của nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại hạn chế.

dự án BT Chống ngập
Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ một số bất cập tại Dự án BT chống ngập 10.000 tỷ ở TP HCM. (ảnh: Báo Đầu tư)

Cụ thể, trong công tác quy hoạch dự án, phê duyệt chủ trương đầu tư, lập thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, đưa dự án vào danh mục đầu tư theo hình thức Hợp đồng BT. Kiểm toán nhà nước cho hay, “chỉ tiêu kỹ thuật, quy mô của 2 công kiểm soát triều Cây Khô và Phú Định chưa được lập, thẩm định kịp thời ở thời điểm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch là chưa tuân thu theo đụng định của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009.

Mặt bằng dự án được sử dụng để thực hiện dự án và 7 thửa đất dùng để thanh tóa cho nhà đầu tư BT, nhưng chưa được HĐND TP phê duyệt việc sử dụng và thu hồi đất”.

Về công tác lập, thẩm định và phê duyêt tổng mức đầu tư của dự án đã tính toán sai khối lượng, áp dụng sai đơn giá, vận dựng đơn giá nhân công, máy thi công ca 3... làm tăng tổng mức đầu tư số tiền hơn 400 tỷ đồng.

Công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở thì lựa chọn giải pháp thiết kế bước thiết kế cơ sở chưa phù hợp, dẫn đến phải điều chỉnh thay đổi trong quá trình triển khai thực hiện. Lực chọn vật tư chế tạo của van một số gói thầu chưa phù hợp.

bt
Văn bản Kiểm toán Nhà nước gửi Chủ tịch UBND TP HCM.

Cũng theo Kiểm toán nhà nước, trong công tác lựa chọn nhà nhà đầu tư, tổ chuyên gia tư vấn lực chọn Nhà đầu tư BT chưa đáp ứng đầy đủ năng lực theo quy định của Chính phủ.

Công tác lựa chọn nhà thầu, Hồ sơ yêu cầu của nhà đầu tư, dự thảo hợp đồng một số gói thầu xây lắp, thiết bị không nêu cụ thể mức tạm ứng và số lần tạm ứng cho bên nhận thầy làm cơ sở tính toán gia đề xuất là chưa phù hợp.

Đến thời điểm kiểm toán, UBND TP HCM chưa thực hiện xong bàn giao, xác định giá đất để thanh toán cho Hợp đồng BT dẫn đến tiềm ẩn tranh chấp với Nhà đầu tư....

Ngoài ra, việc nghiệm thu thanh toán còn để ra sai sót trong việc xác nhận không đúng khối lượng thực tế thi công, áp dụng sai đơn giá, vận dụng đơn giá tạm tính do định mức chưa có trong hệ thống định mức được công bố.

Trước những sai phạm đã được chỉ rõ, Kiểm toán nhà nước kiến nghị, yêu cầu nhà đầu tư Dự án BT chống ngập ở TP HCM là Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (Công ty con của Trung Nam Group) phải xử lý tài chính với số tiền hơn 690 tỷ đồng.

Trong đó, KTNN yêu cầu giảm chi phí đầu tư các gói thầu được kiểm toán số tiền gần 152 tỷ, giảm giá trị hợp đồng còn lại của gói thầu được kiểm toán gần 257 tỷ, hoàn tất các thủ tục xuất hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra, kê khai và nộp thuế số tiền gần 283 tỷ đồng…

Đồng thời, Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể các nhân có liên quan do còn để xảy ra nhưng tồn tại trong công tác kiểm soát khối lượng, đơn giá dự toán và thanh quyết toán như đã nêu trong nội dung báo cáo kiểm toán dự án năm 2018 của Kiểm toán Nhà nước.

Được biết, Dự án BT chống ngập ở TP HCM được khởi công ngày 26/06/2016. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) với tiến độ thực hiện dự kiến là 36 tháng (từ năm 2016 – 2018).

Mục tiêu của dự án nhằm kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km² với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM, đồng thời chủ động điều tiết hạ thấp mực nước trong các kênh rạch nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát nước (bơm nước thoát ra từ các hệ thống thoát nước đô thị thoát ra kênh rạch) của các dự án thoát nước đô thị (QH 752) và hỗ trợ trữ nước mưa khi triều cường xuống thấp, kết hợp chống sạt lở bờ sông và góp phần cải tạo cảnh quan và môi trường nước trong khu vực dân cư. 

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu